Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em ở độ tuổi từ 6 – 18 bị cong vẹo cột sống chiếm 25% và có xu hướng tăng dần lên mỗi năm. Dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng cong vẹo cột sống lại là mối nguy hại tới chất lượng cuộc sống và nhiều hệ lụy khác cho trẻ sau này. Để có cách phòng tránh kịp thời, iccare.com.vn sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên nhân chính gây cong vẹo cột sống ở trẻ em.
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ em
Cong vẹo cột sống sảy ra khi cột sống bị lệch hoặc nghiêng về một phía, không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường của nó vốn có. Hầu hết trẻ bị cong vẹo cột sống không có triệu chứng đau nhưng có thể bị gù một bên lưng hoặc một bên vai cao hơn bên kia khi cúi người về trước. Ngoài ra hông của trẻ sẽ phát triển không đều và hay dựa vào một bên.
Cong vẹo cột sống ở trẻ sảy ra khi cột sống bị lệch hoặc nghiêng về một phía, không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường của nó vốn có
Theo đánh giá có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao vẹo cột sống ở trẻ em, tuy nhiên điển hình nhất vẫn là:
+ Cho trẻ tiếp xúc với điện thoại trong thời gian dài: Đây là một trong những nguyên nhân đáng lo ngại xuất phát từ chính bậc làm cha làm mẹ. Thói quen cho con dùng điện thoại để dụ bé ăn, dụ bé đi ngủ làm ảnh hưởng đến trí não, khiến bé nói chậm nói và hư mắt đồng thời làm hại cột sống của bé khi mà bé luôn nằm, ngồi không đúng tư thế khi dùng món đồ này.
+ Trẻ mang vác nặng lệch về một phía: Nguyên nhân này xuất phát từ việc trẻ đeo cặp sách nặng bị lệch cột sống do phải dồn lực về một bên để kéo cặp nặng.
Cho trẻ tiếp xúc với điện thoại trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống
+ Trẻ ngồi học không đúng tư thế: Bình thường cột sống có chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể, vừa bảo vệ an toàn bó dây thần kinh từ não xuống các khe đốt sống. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ cần ngồi sai tư thế thì rất dễ khiến cho cột sống bị vẹo. Những tư thế ngồi học sai trẻ thường mắc phải là: Ngồi viết cúi quá hoặc nằm bò ra bàn tì ngực vào bàn, vở để quá xa tầm mắt của trẻ, tư thế một tay chống đầu một tay viết bài… Những tư thế này khiến lồng ngực bị thu hẹp dần thành phẳng đều, góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù. Trường hợp không kịp thời điều trị cột song dễ bị cong vẹo.
+ Do bẩm sinh: Bệnh vẹo cột sống bẩm sinh là khuyết điểm về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỉ lệ là 1/10.000 trẻ sơ sinh. Nguyên nhân này ít gặp hơn so với các vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
Cách phòng tránh cong vẹo cột sống ở trẻ em
Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể vô tình khiến trẻ bị biến dạng cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như vóc dáng trong tương lai. Chính vì vậy, để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh lý này, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ từ phía gia đình và nhà trường:
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ như protein, vitamin, chất khoáng, đặc biệt là những thức ăn giàu canxi.
– Nâng cao thể trạng cho học sinh bằng cách cho các em tham gia luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
– Giáo viên và phụ huynh nên hướng dẫn con trẻ ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế. Không nên ngồi học quá lâu mà nên có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ.
Giáo viên và phụ huynh nên hướng dẫn con trẻ ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế
– Lớp học cần đảm bảo chiếu sáng đầy đủ, cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Góc học tập tại nhà cũng nên bố trí ở nơi thoáng mát, có đủ điều kiện ánh sáng.
– Không nên để học sinh mang vác cặp sách quá nặng. Khi đeo cặp cần đeo cả hai vai hoặc phải đổi bên đeo cặp đều đặn nếu cặp chỉ có một dây đeo.
Bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ nếu được phát hiện sớm sẽ dễ dàng cho việc điều trị, để kéo dài nghiêm trọng có thể phải dùng đến phẫu thuật. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ cho các em là điều rất cần thiết bố mẹ cần phải làm.
Đăng ký ngay để nhận buổi thăm khám miễn phí lần đầu với Bác sĩ nước ngoài.
Hotline: 096.393.1999