Đau thần kinh tọa được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe. Với những cơn đau dai dẳng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa bệnh đau thần kinh tọa.
Bệnh đau thần kinh tọa đang ngày càng trở nên phổ biến với số lượng người mắc ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này?
Qua quá trình điều trị thực tế đúc kết ra, đau thần kinh tọa thường do một số những nguyên nhân sau đây:
Thoát vị đĩa đệm được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau dây thần kinh tọa. Khi đĩa đệm cột sống bị thoái hóa hay tổn thương sẽ làm cho các bao cơ bị rách, đĩa đệm lòi ra ngoài chèn ép vào các dây thần kinh tọa gây đau. Theo thống kế thì cứ khoảng 50 người lại có một người bị chệch đĩa đệm gây ra đau thần kinh tọa.
Các bệnh lý về cột sống như: hẹp cột sống, viêm khớp, thoái hóa cột sống cổ, cột sống lưng…Nó tác động trực tiếp đến dây thần kinh, chèn ép dây thần kinh tọa dẫn đến đau.
Phụ nữ khi mang thai hay những người bị bệnh béo phì sức nặn cơ thể lớn kéo theo việc cột sống bị cong vẹo, chèn vào dây thần kinh tọa gây đau. Vì vậy, các mẹ bầu cần lưu ý khi mắc chứng đau thần kinh tọa khi mang thai.
Những người thường xuyên làm việc tay chân, khuân vác nặng không đúng tư thế thường khiến cột sống chịu nhiều tổn thương gây chèn ép đến dây thần kinh tọa.
Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh lý thì thói quen sinh hoạt hay chấn thương cũng có thể dẫn đến dau dây thần kinh tọa.
Tùy vào mức độ và nguyên nhân của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị đau thần kinh tọa bằng nội khoa hay ngoại khoa. Theo đó:
Điều trị đau thần kinh tọa theo nội khoa bác sĩ sẽ điều trị bằng cách kê cho người bệnh một số loại thuốc giảm đau hay thuốc giảm viêm trong quá trình điều trị. Một số loại thuốc được sử dụng là paracetamol kết hợp chung với Tramadol hoặc Codein sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải dùng thêm một số thuốc kháng viêm không chứa steroid như Piroxican, Ibuprofen 400mg, Diclofenac, Meloxicam…Bác sĩ cũng kê thêm thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B…nhằm tăng khả năng điều trị tốt hơn.
Điều trị đau thần kinh tọa bằng ngoại khoa tức là các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Phẫu thuật được xem là sẽ làm giảm hữu hiệu triệu chứng đau thần kinh tọa. Ưu điểm người bệnh cảm thấy hết đau hẳn vận động dễ dàng hơn. Hạn chế là việc phẫu thuật có thể gây rách màng cứng, nhiễm trùng vết mổ và không có tác dụng lâu dài nhiều người lại tái phát bệnh vài năm sau phẫu thuật.
Qua điều trị thực tế cho thấy đến 90% người bị bệnh đau thần kinh tọa hoàn toàn có thể phục hồi một cách hiệu quả mà không cần đến phẫu thuật. Các bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp điều trị bảo toàn vật lý trị liệu tác động từ từ mà hiệu quả dài lâu không gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Trên đây là cách chữa bệnh đau thần kinh tọa cho các bạn tham khảo. Tùy vào điều kiện sức khỏe của bản thân mà các bạn nên lựa chọn cách điều trị thích hợp nhất.
Đăng ký ngay để nhận buổi thăm khám miễn phí lần đầu với Bác sĩ nước ngoài.
Hotline: 096.393.1999