Thoái hóa cột sống là bệnh lý ám ảnh nhiều người do những cơn đau mà nó mang lại. Vậy bạn đã biết cách phòng chống thoái hóa cột sống như thế nào?
Cột sống là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể có chức năng bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh. Trong cấu tạo xương cột sống có tổng cộng 33 đốt sống với 4 phần chính: đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng, đốt sống cùng. Giữa các đốt xương sống là đĩa đệm có vai trò như miếng đệm giảm xóc giúp cột sống thực hiện các thao tác cử động, xoay nghiêng, gập duỗi… Bên cạnh đó những đốt sống này được nối với nhau bằng sợi dây chằng và được bảo vệ nhờ hệ thống cơ. Do đó khi tuổi ngày càng cao cũng là lúc xương cột sống cũng sẽ bị bào mòn dần đến khi không đủ sức chống đỡ trọng lượng cơ thể sẽ gây nên tình trạng thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống tiến triển theo 4 giai đoạn
Biểu hiện ban đầu của bệnh thoái hóa cột sống thường là cảm giác đau nhức âm ỉ, dáng đi bị thay đổi vẹo hoặc còng lưng, hạn chế vận động sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên đa số những người bệnh lại bỏ qua những dấu hiệu này và cho rằng đó là chứng đau lưng thông thường, để rồi khi bệnh có những tiến triển nặng như chân tay tê bì, mất khả năng lao động, tàn phế lúc ấy mới giật mình lo lắng.
Các chuyên gia xương khớp nhấn mạnh, thoái hóa cột sống là bệnh lý cơ xương khớp nghiêm trọng khó có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, lúc này việc phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều rất cần thiết, mỗi người cần phải chăm sóc và có cách phòng chống thoái hóa cột sống ngay từ khi “bệ đỡ” này còn khỏe.
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
– Thay đổi suy nghĩ sống tích cực hơn giúp giảm áp lực lên cột sống
– Đối với dân văn phòng cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, không ngồi ỳ một chỗ trong thời gian quá dài. Thay vào đó cứ sau 45 phút làm việc bạn nên đứng dậy đi lại, thực hiện những động tác vươn vai đơn giản và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
Khuyến khích tập luyện thể dục để có hện vận động chắc khỏe
– Đối với người thường xuyên phải ngồi trước máy tính cần tạo cho mình tư thế chuẩn xác tránh tạo áp lực cho cột sống, theo đó bạn nên ngồi thẳng lưng và 2 vai, ghế ngồi không nên để quá cao hay quá thấp, giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ.
– Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ, không nên nằm gối đầu quá cao.
– Khuyến khích tập luyện thể dục để giữ cho đĩa đệm giữ nước và xương cột sống, vai, cổ luôn được khỏe mạnh. Điều này giúp cho cơ thể có thể làm chậm quá trình thoái hóa của xương.
Thay đổi thực đơn dinh dưỡng:
Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp là một trong những cách phòng chống thoái hóa cột sống dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Vì một chế độ ăn uống thích hợp nó sẽ có tác dụng giúp bạn ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tật và giữ cho bạn luôn có một sức khỏe tốt để hỗ trợ xương khớp được khỏe mạnh.
bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp là một trong những cách phòng chống thoái hóa cột sống dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao nhất
+ Khuyến khích ăn các thực phẩm có chứa omega chất oxy hóa như cá các loại đậu, rau xanh. Đây là một trong những dưỡng chất rất tốt cho xương khớp và đĩa đệm. Ngoài ra bạn nên hạn chế sử dụng thuốc lá và trong đó có chứa chất nicotine khiến cho đĩa của bạn bị ngăn chặn không thể hấp thụ được các vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho xương và cơ thể
+ Tăng cường bổ sung các chất xơ, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo làm tăng trọng lượng cơ thể tạo áp lực cho cột sống.
Trên đây là một sống các phòng chống thoái hóa cột sống mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng sau bài viết này cuốn cẩm nang chăm sóc cơ xương khớp bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Đăng ký ngay để nhận buổi thăm khám miễn phí lần đầu với Bác sĩ nước ngoài.
Hotline: 096.393.1999