Cho trẻ sử dụng điện thoại sớm, tư thế ngồi học sai, bàn học quá cao, mang cặp quá nặng bị lệch vai… là những nguyên nhân khiến chứng cong vẹo cột sống ở trẻ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được bố mẹ quan tâm và có những giải pháp đúng đắn, chỉ khi tình trạng trẻ bị cong vẹp cột sống rõ rệt mới tìm đến các phương pháp điều trị.
Nguyên nhân khiến trẻ bị cong vẹo cột sống
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống trẻ em, các chuyên gia cơ xương khớp cho biết bệnh lý này được chia làm hai nhóm nguyên nhân. Nhóm nguyên nhân đầu tiên là chủ quan, tức là trẻ bị dị tật đốt sống, có đốt sống chỉ có 1 nửa, khuyết 1 bên cột sống nghiêng sang bên đó, bệnh viêm não gần tiếp giáp với cổ làm rối loạn quá trình phát triển của các cháu, tổn thương gene…
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị cong vẹo cột sống đó chính là tư thế ngồi học bị sai
Nhóm thứ hai chiếm hơn 60% là các cháu bị cong vẹo cột sống do thói quen như bê vật nặng lớn, lười vận động, còi xương, ngồi sai tư thế học, đặc biệt là cho cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử như điện thoại… dẫn tới tổn thương cột sống và gây cong, vẹo. Các chuyên gia chia sẻ thêm rằng có khoảng 3 – 4% trẻ dưới 18 tuổi có biểu hiện cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, có rất ít trẻ được cha mẹ phát hiện sớm cong vẹo cột sống, mà chỉ đến khi trẻ có biểu hiện nặng, biến chứng gây đau mới được đưa đi thăm khám và điều trị.
Dấu hiệu trẻ bị cong vẹo cột sống
Để sớm phát hiện và có những phương pháp điều trị kịp thời bệnh lý cong vẹo cột sống, bậc phụ huynh cần dựa vào những dấu hiệu dưới đây:
Dấu hiệu của trẻ bị cong vẹo cột sống
Cách phòng tránh cong vẹo cột sống ở trẻ em
Bệnh cong vẹo cột sống thường gặp ở lứa tuổi học sinh, nếu không được phát hiện sớm để có những biện pháp đề phòng sẽ có những ảnh hưởng về sức khoẻ và hình dáng cơ thể của các em. Để phòng tránh cong vẹo cột sống cho học sinh, cần thực hiện các biện pháp sau:
Cách phòng tránh để trẻ không bị cong vẹo cột sống đó là điều chỉnh tư thế ngồi học ngay ngắn, chỗ ngồi học phải thoáng, đủ ánh sáng
+ Tư thế ngồi học phải ngay ngắn, chỗ ngồi học phải thoáng, đủ ánh sáng.
+ Bàn ghế học sinh phải phù hợp với lứa tuổi: chiều rộng của mặt ghế phải rộng hơn xương chậu 10cm. Chiều sâu của mặt ghế phải bằng 2/3 chiều dài của đùi. Chiều cao của mặt ghế phải bằng chiều cao của cẳng chân cộng với chiều cao của bàn chân và của dép.
+ Chiều cao của mặt bàn so với mặt ghế phải để trẻ ngồi đặt tay lên bàn thoải mái, không bị nhô vai lên hay hạ vai xuống. Khoảng cách từ lưng ghế đến mép bàn phải lớn hơn đường kính trước sau của lồng ngực 3-5 cm để có thể tựa lưng vào ghế.
+ Không nên xách cặp hoặc đeo cặp một bên vai mà nên đeo cặp bằng hai quai sau lưng.
+ Lao động và tập luyện vừa sức.
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trẻ bị cong vẹo cột sống tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhất là khi xảy ra ở bé gái nên làm ảnh hưởng đến vóc dáng, sự tư tin của trẻ sau này. Vậy nên, việc phát hiện và điều trị sớm cong vẹo cột sống đóng vai trò quan trọng để giúp cải thiện sức khỏe và vóc dáng của trẻ. Trường hợp phát hiện bệnh sớm bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được xét nghiệm bằng hình ảnh và chữa vẹo cột sống.
Đăng ký ngay để nhận buổi thăm khám miễn phí lần đầu với Bác sĩ nước ngoài.
Hotline: 096.393.1999