Bàn chân bẹt ở trẻ có đáng lo ngại không?

Bàn chân bẹt ở trẻ có đáng lo ngại không?

Bàn chân bẹt ở trẻ có đáng lo ngại không đang là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Để lý giải câu hỏi này, mời bạn tham khảo thông tin dưới đây. 

Trẻ bị bàn chân bẹt có đáng lo ngại không?

Thông thường trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt vì lớp mỡ dưới da trải dài theo gan bàn chân

Thông thường trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi đều có bàn chân bẹt (bàn chân không có vòm) vì lớp mỡ dưới da trải dài theo gan chân. Khi trẻ 4 – 6 tuổi, lớp mỡ này sẽ tự rút đi để tạo hình vòm cho gan bàn chân. Và đến khi trẻ 9 tuổi, các cơ và chiều cao vòm sẽ phát triển tối đa. Tuy nhiên vì 1 lí do nào đó, lớp mỡ dưới gan bàn chân không tự rút đi, các xương không tương xứng với nhau, khiến phần trong của bàn chân giữa chịu sức nặng cơ thể và gây ra hiện tượng bàn chân bẹt ở trẻ – tức là mặt bàn chân chạm khít hoàn toàn xuống mặt sàn, khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như thông thường.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ là do di truyền từ gia đình hoặc do thời gian bé tập đi, đôi giày của bé đi không hỗ trợ được vòm chân đang phát triển, đi dép tông thường xuyên hoặc chân đi trên bề mặt cứng nên bé không hình thành được lõm bàn chân tự nhiên. Mặt khác nguyên nhân có thể do một số trẻ có cấu tạo sợi collagen không vững chắc cũng có bàn chân bẹt, chân đầy này.

Bàn chân bẹt ảnh hưởng đến khả năng đi lại quả trẻ, gây khó khăn cho trẻ khi tham gia các hoạt động thể thao như chạy nhảy.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp cho biết, đa số bàn chân bẹt không gây đau đớn cho trẻ. Trường hợp đau chỉ khi trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao như chạy bộ hoặc đi bộ. Một điều mà bố mẹ nên lưu ý đó là, bàn chân bẹt ở trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại của trẻ với dáng đi không vững. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương đến xương lưng và xương hông, khiến các khớp gối cũng xoay lệch từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối, nhất là ở trẻ đang ở độ tuổi phát triển nhanh. 

Giải pháp điều trị bàn chân bẹt ở trẻ

Với những nguy cơ mà bàn chân bẹt gây ra cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý cho con trẻ đi khám định kỳ bàn chân bẹt để kịp thời phát hiện cũng như sớm được điều trị đúng phương pháp.

Phòng Khám iCCARE hiện đang sử dụng máy 3D Laser Foot Scanner cho hình ảnh phân tích độ lõm bàn chân chính xác tuyệt đối đến từng nanomet.

Phòng Khám iCCARE – phòng khám cơ xương khớp số 1 tại Hà Nội hiện đang sử dụng máy 3D Laser Foot Scanner được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu cho hình ảnh phân tích độ lõm bàn chân chính xác tuyệt đối đến từng nanomet. Dựa trên kết quả của máy quét kỹ thuật số, bác sĩ Chiropractic sẽ điều chỉnh nâng vòm bàn chân tới mức độ tối ưu và cắt khuôn đế chỉnh hình bằng máy CAD-CAM. Đi đế giày này thường xuyên sẽ giúp định hình lại cấu trúc bàn chân của trẻ 2 – 8 tuổi trở về vị trí cân bằng, đồng thời hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau bàn chân.

Đến điều trị các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp nói chung, điều trị bàn chân bẹt nói riêng tại phòng khám iCCARE, bệnh nhân không chỉ được ứng dụng công nghệ máy móc trang thiết bị hiện đại mà còn được trải nghiệm những ưu điểm nổi bật sau:

+ Bác sĩ Mỹ thăm khám trực tiếp thăm khám tư vấn, giải đáp những thắc mắc có liên quan.

+ Chi phí hợp lý, được công khai minh bạch tương xứng với đúng chất lượng của phòng khám iCCARE.

+ Người bệnh đến iCCARE thăm khám sẽ không phải đợi chờ, đội ngũ tư vấn sắp xếp lịch khám sao cho phù hợp trong thời gian nhanh nhất.

+ Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh giúp vừa rút ngắn được thời gian vừa mang đến hiệu quả cao. 

Trên đây là một số thông tin giúp bậc phụ huynh hiểu hơn về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ. Trong trường hợp còn thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ tổng đài 024 3793 1999 – 096 393 1999  để được hỗ trợ trực tiếp.

 

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký ngay để nhận buổi thăm khám miễn phí lần đầu với Bác sĩ nước ngoài.

Hotline: 096.393.1999