Trẻ em bị cong vẹo cột sống

Trẻ em bị cong vẹo cột sống

Ở các trường hợp nặng, bắp thịt bị kéo căng và có hiện tượng đau, xương ngực có thể bị biến dạng, tim phổi xê dịch vị trí, chiều dài của lưng bị ngắn lại. Xương chậu cũng có thể bị quay lệch, các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể dịch vị trí. Việc điều trị sớm có tầm quan trọng đặc biệt nhằm ngăn chặn sự biến dạng cột sống dẫn tới biến dạng tư thế, khung chậu, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng hô hấp và tuần hoàn.

 

Nguyên nhân có thể là:

1. Các nhà nghiên cứu y khoa cho rằng ngay từ khi em bé còn ở trong bụng mẹ đã có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn sai lệch cột sống như: Thai ngược, tư thế của bé trong tử cung người mẹ bị co quắp do thiếu không gian trong trường hợp thai đôi, chấn thương trong giai đoạn trứng, dinh dưỡng người mẹ kém, ngộ độc thai nghén hoặc mẹ mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai cũng có thể khiến cột sống của bé bị khiếm khuyết khi hình thành.Bên cạnh đó trong quá trình đẻ hoặc mổ đẻ, việc dùng focep hút đầu trẻ hay kéo cổ bé cũng gây chấn thương nghiêm trọng không chỉ tới cột sống mà còn tới trí não của trẻ. Ngay cả khi trẻ đã qua quá trình sinh nở sự sai lệch các đốt sống vẫn xảy ra. Trẻ sơ sinh cơ cổ yếu, nếu không biết cách bế ẵm cổ trẻ sẽ bị tổn thương và gây ra sự sai lệch đốt sống.Khi đặt trẻ trong xe, đeo dây đeo cho bé vào chỗ ngồi để bé được bảo vệ tốt nhưng khi xe chuyển động, đầu và cột sống của trẻ cũng di động theo nhịp xe, tư thế này gây rất nhiều áp lực lên cột sống.

 

2. Trong suốt những năm đầu tiên, cột sống của bé tăng trưởng 50% và khi trẻ càng lớn lên thì càng có nhiều gây khả năng gây tổn thương.Khi bé tập đi, chạy nhảy, vui chơi, ngã, tai nạn…và cha mẹ bé tin rằng bé ổn bởi không có tổn thương bên ngoài, tuy nhiên những chấn thương sai lệch các đốt sống mà mắt thường không nhìn thấy được là rất lớn.Đây là lý do hầu hết trẻ em cần kiểm tra các gai đốt sống và đường cong sinh lý của cột sống thường xuyên để can thiệp thần kinh và chỉnh hình (thậm chí không có triệu chứng báo hiệu) trong suốt quá trình bé phát triển.

 

3. Đến tuổi đi học, tư thế ngồi học ảnh hưởng rất nhiều tới cột sống.Thông thường ở tuổi này trẻ dễ bị cong vẹo, gù gập,…Mặt khác việc đeo balo quá nặng so với trọng lượng cơ thể hoặc đeo cặp không cân bằng giữa 2 vai chắc chắn sẽ gây sai lệch các đốt sống hoặc lệch vai – Nguyên nhân hiển nhiên dẫ tới các bệnh về xương, khớp, cột sống sau này.Từ những sai lệch này sẽ dẫn tới những bất ổn khác ở cơ quan nội tạng: tim, phổi, thậm chí cả chức năng sinh lý.

 

4. Bs Palmer – người Mỹ từ cách đây 120 năm đã cho rằng tự kỷ ám thị có thể là nguyên nhân gây ra sai lệch cột sống.Nếu căng thẳng là một yếu tố gây sai lệch cột sống ở người lớn thì tác dụng tương tự có thể xảy ra ở trẻ em. Đôi khi chúng ta có thể quên đi các yếu tố căng thẳng tồn tại trong cuộc sống hàng ngày ở trẻ em: Trường học, thi cử, bạn bè, gia đình bất hòa,…và những thay đổi tâm lý khi trẻ dậy thì.Tất cả những điều này ngày nay quá phổ biến và trẻ đang phải đối phó với những vấn đề đó.

Nếu bạn biết một đứa trẻ không được chăm sóc chỉnh hình và hậu quả là bị một trong các vấn đề sau đây, xin kêu gọi những bậc cha mẹ đưa trẻ tới Bs xương-khớp-cột sống.

 

👉 INBOX ICCARE để đặt ngay lịch THĂM KHÁM MIỄN PHÍ cùng chuyên gia Chiropractic nước ngoài.
—————————————-
iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC – HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG QUỐC TẾ
📞 096 393 1999 – 0837931999 – 0948721199
🕍 Cơ sở 1:Tầng 2 số 45-47 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.🕍 Cơ sở 2: Số 46TT4, phố Đỗ Đình Thiện, khu đô thi Mỹ Đình Sông Đà, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

VÌ TƯƠNG LAI CON TRẺ, HÃY DÀNH CHÚT ÍT THỜI GIAN GỌI CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT!!!

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký ngay để nhận buổi thăm khám miễn phí lần đầu với Bác sĩ nước ngoài.

Hotline: 096.393.1999