Vì sao có quá nhiều người có nguy cơ đau thần kinh tọa?
Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát Bệnh), vào năm 2020, 9,8 phần trăm người lớn ở Mỹ bị đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa là tình trạng xảy ra khi có áp lực hoặc kích thích lên dây thần kinh ở hông (dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể). Dây thần kinh hông được tạo thành gần cột sống từ các nhánh đầu dây thần kinh cột sống thắt lưng tập hợp lại. Các dây thần kinh riêng lẻ bắt nguồn từ vùng thắt lưng và vùng xương cùng của cột sống, sau đó đi xuống qua xương chậu, đi sâu vào mỗi bên mông, xuống chân và vào bàn chân. Các triệu chứng của đau thần kinh hông thường xuất hiện ở một bên (bên phải hoặc bên trái của cơ thể) và sẽ di chuyển theo đường thần kinh hông. Triệu chứng phổ biến nhất là những cơn đau. Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác tê, buồn, như châm kim, vận động chân kém đi, cảm giác như bị bỏng.
Dây thần kinh hông có thể bị tổn thương, chèn ép, hoặc bị kích thích bằng nhiều cách khác nhau.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng chèn ép vào các dây thần kinh bắt nguồn từ sự sai lệch cột sống thắt lưng và xương chậu. Sự sai lệch cột sống có nghĩa là các đốt sống di chuyển khỏi vị trí bình thường và chèn ép lên các dây thần kinh đi ra từ bên trong các đoạn đốt sống đó. Áp lực lên dây thần kinh tạo ra các triệu chứng của đau thần kinh tọa. Sự sai lệch cột sống có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: làm việc, ngủ sai tư thế, cúi nhìn điện thoại lặp đi lặp lại, ngồi bắt chéo chân, bị ngã, chấn thương do tai nạn hoặc chỉ đơn thuần là trượt chân ngã. Đây là những hoạt đông mà hầu như mọi người làm hàng ngày và thậm chí còn diễn ra trong thời gian dài. Việc các đốt sống bị sai lệch có thể không gây ra đau ngay lập tức nhưng vẫn tạo lực chèn ép lên dây thần kinh và dẫn đến thoái hóa.
Ngoài các chấn thương ở lưng, các chấn thương ở những bộ phận khác cũng có thể gây ảnh hưởng tới thần kinh hông. Một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến dây thần kinh là tổn thương đĩa đệm. Mỗi đĩa đệm cột sống được đặt giữa các đốt sống và chịu trách nhiệm giảm tải chấn động và giúp cột sống di chuyển nhjp nhàng. Đĩa đệm nằm phía trước và có ảnh hưởng trực tiếp lên dây thần kinh. Khi gặp những chuyển động lặp đi lặp lại, sự thoái hóa, hoặc các sự cố như tai nạn, các đĩa đệm trở nên dễ bị tổn thương. Những áp lực bất thường làm cho đĩa đệm phình ra và trở nên rộng hơn, đẩy về phía sau và chèn vào vị trí của dây thần kinh. Tình trạng tồi tệ nhất của phồng đĩa đệm được gọi là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm không phải là sự phình ra ở mọi hướng mà là sự phồng lên tại một điểm ngay tại dây thần kinh hông đi qua.
Các yếu tố gây nguy cơ đau thần kinh tọa?
Có nhiều yếu tố gây ra cơn đau thần kinh tọa. Tuổi già được coi là một trong những yếu tố đó do đây là thời điểm cơ thể bắt đầu yếu đi và hệ xương khớp dần bị hao. Khi chúng ta già đi và bị ảnh hưởng bởi những chấn thương hàng ngày trong cuộc sống, cột sống của chúng ta có thể dễ dàng bị thoái hóa nếu không được chăm sóc cẩn thận. Sự thoái hóa này xảy ra dưới dạng thoát vị đĩa đệm và gai xương. Ở tuổi lao động, hoạt động thể lý với cường độ và tần suất lớn hoặc ngồi tại bàn làm việc trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa. Chấn thương ở vùng lưng dưới cũng có thể làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.
Công việc của tôi có thể gây ra đau thần kinh tọa không?
Đau thần kinh tọa là tình trạng có thể xảy ra với bất cứ ai. Gần như mọi hoạt động bạn làm đều có thể tăng nguy cơ bị đau thần kinh tọa. Một nghiên cứu cho rằng cứ 10 người thì có 1 người trong độ tuổi từ 25 đến 45 bị đau thần kinh tọa. Những công việc có nguy cơ cao đau thần kinh tọa là những công việc đòi hỏi phải mang vác, xoay qua lại cột xương sống và cúi gập lặp đi lặp lại. Việc lặp đi lặp lại nhưng tư thế này thường gây tổn thương cho đĩa liên sống (đĩa sụn-xơ dẻo nối bất cứ hai đốt sống nào liền nhau trong cột sống)
Sau đây là một số phương pháp điều chỉnh cơ thể trong các hoạt động hàng ngày để giảm thiểu tối đa nguy cơ đau thần kinh tọa. Hãy tự điều chỉnh tư thế của bạn khi bạn đang nâng vác vật, khuỵu chân để cân bằng thay vì cúi gập lưng, quay cả người thay vì chỉ vặn lưng. Những công việc đòi hỏi lái xe cả ngày làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa. Việc ngồi lâu trong trạng thái rung lắc khi lái xe đường dài sẽ gây áp lực lên đĩa đệm dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
Ngồi làm việc liên tục trong một tư thế trước máy tính cũng làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa. Nếu không có thời gian để di chuyển, bạn có thể căng duỗi, vận động cột sống bằng cách xoay cổ hoặc ưỡn người nhẹ nhàng ngay tại chỗ. Nếu bị giữ quá lâu tại 1 tư thế, cột sống có thể bị kẹt cứng bắt đầu thoái hóa . Một vài thay đổi tư thế đơn giản khác bạn có thể áp dụng như không bắt chéo chân và giữ cho cả hai bàn chân phẳng trên sàn nhà, hông và đầu gối nên được uốn cong ở 90 độ, hoặc sử dụng các vật dụng hỗ trợ thắt lưng như gối tụa và tuyệt đối khôngnghiêng người về phía trước. Nếu ghế của bạn có thể xoay hoặc có bánh xe,hãy xoay toàn bộ cơ thể thay vì vặn người.
Những bài tập thể dục có thể gây hại cho cơ thể như thế nào?
Một nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 40% vận động viên điền kinh bị đau thắt lưng và đau thần kinh tọa. Dây thần kinh hông có kích thước lớn, đi từ thắt lưng xuống phía mặt sau của chân và vào bàn chân. Vì vậy mà các vận động viên điền kinh không thể tránh khỏi việc tác động tới dây thần kinh hông khi. Hoạt động chạy bao gồm rất nhiều chuyển động vùng xương chậu. Khi các chuyển động này bị hạn chế bởi sự cứng khớp hoặc các vấn đề về cơ, chẳng hạn như co thắt hoặc căng cơ, thì nguy cơ gây kích thích dây thần kinh hông sẽ tăng cao. Hội chứng cơ hình lê là sự co lại của cơ bắp thịt hình lê ở hông, thường gây ra do sự mất cân bằng khớp hông. Việc điều chỉnh lại sự mất cân bằng và kéo giãn cơ của khung xương chậu là rất cần thiết. Nếu bạn là người thường xuyên chạy bộ, việc cần ưu tiên hàng đầu là giữ cân bằng cơ thể. Không chỉ có sự mất cân bằng khớp hông mới gây ra vấn đề của lưng mà những sai lệch ở những vị trí khác như hông, đầu gối, chân/mắt cá chân cũng có thể dẫn đến đau thần kinh tọa.
Những nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa được để cập ở trên được coi là những sai lệch cấu trúc cơ thể hoặc sự mất cân bằng tư thế. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị bằng phương pháp Chiropractic (nắn chỉnh cột sống) có thể giúp khôi phục tư thế và loại bỏ các nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh.
Đăng ký ngay để nhận buổi thăm khám miễn phí lần đầu với Bác sĩ nước ngoài.
Hotline: 096.393.1999